Cách vượt qua nợ nần hiệu quả

Nhiều người trong chúng ta rất hay tự hỏi bản thân mình câu này. Nợ nần là động lực hay nợ nần là rào cản. Vẫn sẽ có 2 quan điểm trái chiều nhau, nợ nần là động lực, thấy nợ là thấy sợ, mình sẽ không lười được, nhìn vào hóa đơn cứ chất chồng thế kia làm sao mình có thể làm biếng được.

Còn một số bạn sẽ cho rằng nợ nần là rào cản dính nợ vào rồi là đời khốn khổ, cuộc sống mệt mỏi, không suy nghĩ được gì hết, suốt ngày chỉ đi trả nợ, nó ngăn cản mọi ý tưởng mình.

Thực tế, không có đúng sai gì ở đây, nó còn tùy theo hoàn cảnh và quan điểm của mỗi người nữa. Hãy cùng Kiếm Tiền Online 24h phân tích sâu về vấn đề này nhé!

Có lần có 1 bạn hỏi tôi: Trong đợt dịch vừa rồi bạn ấy hiện tại nợ gần 300tr gốc + lãi, do bạn ấy kinh doanh thua lỗ và bị lừa do đầu tư. Thời điểm đó bạn ấy đã nghĩ việc lương tháng 2000$ để lao vào kinh doanh và rồi sấp mặt vì thiếu kiến thức. Và hỏi tôi có cách nào làm bạn đó bớt áp lực để tập trung vào công việc, chứ bạn ấy suốt ngày nghĩ đến số tiền nợ hiện tại không thể làm được việc gì hết.

Thiền

Đầu tiên tôi hướng dẫn bạn ấy thiền, nói chung là học thở cơ bản thôi, để bạn ấy quay về bên trong, tâm bình an trước, vì hiện tại bán ấy rất bấn loạn. “ Tâm tịnh thì trí mới phát được “

Sau đó tôi đã chia sẻ cho bạn ấy 1 số cách giải quyết:

  1. Là bạn tiếp tục công việc kinh doanh, đầu tư nhưng phải học hành bài bản thì mới mong sớm trả nợ được
  2. Là bạn quay trở lại làm thuê xin vào công ty cũ cũng được, nói chung là chấp nhận lương thấp hơn cũng được nhưng điều quan trọng là có tiền xoay sở hàng tháng, rồi tính gì thì tính.

Bạn ấy không đồng ý, vì lúc nghĩ kiểu như dứt áo ra đi, không quay về nữa, nên chỉ có cách kiếm việc mới.

Không hiểu sao bạn này có duyên với tôi thì phải, may sao tôi có một người anh đang cần tuyển vị trí phù hợp với bạn, mức lương cơ bản là 25tr/1 tháng. Sau 2 tháng với sự phấn đấu không ngừng nghỉ bạn ấy đã được trả lương chính thức 30tr/1 tháng. Hoàn toàn là do năng lực tự thân của bạn ấy.

Hiện tại hàng tháng bạn ấy trích ra là 50% vào việc trả nợ, mọi thứ gần như là suôn sẻ hơn.

Tối ưu các chi phí

Việc tiếp theo bạn ấy cần làm chỉ mua những gì thực sự cần, cắt bỏ hết mọi chi phí do cảm hứng.

Cách tốt nhất là ghi hết ra. Khi muốn mua cái gì. Thì hỏi mình 3 câu hỏi sau

Hiện tại mình có thực sự cần không?

Mình không mua có được không?

Kế hoạch sử dụng là gì? Nó có khiến nợ tăng lên hay không?

Trong giai đoạn nợ, các bạn bắt buộc phải đưa tất cả chi phí về mức cơ bản, thậm chí thời kì nguyên thủy cũng được, chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu thôi, cắt hết chi phí không cần thiết cho nhẹ đầu, nếu muốn trả nợ sớm.

Chi phí do cảm hứng này thường nó không quá quan trọng đâu, các bạn vẫn mua nhiều thứ mà mình không dùng tới. Như tiền ăn vặt, sắm sửa những thứ lắc nhắc, vậy nhưng cộng vào cũng nhiều lắm. Thấy các chương trình khuyến mãi, siêu sale thì không kiềm lòng được, nó rẻ thật nhưng bạn chưa cần thiết thì không cần mua. Tuyệt đối nghiêm khắc với bản thân nhé.

Tạo ngân sách trả cho bản thân

Mọi chi phí trả cho bản thân, bạn cũng sẽ đưa vào đó.

Chi phí này bạn sẽ dùng cho những việc sau: tiền tương lai, tiền khẩn cấp, sức khỏe, hoặc việc gì đó quan trọng, đầu tư học tập cho bản thân. Bạn cũng cần vạch rõ kế hoạch sử dụng tiền.

Mục đích chi phí này để làm gì: Nó sẽ đảm bảo tương lai ngắn hạn, dài hạn của bạn.

Không biết các bạn có bao giờ nghĩ đến câu hỏi này chưa. Bạn tự hỏi mình câu này: với số tiền hiện tại mình có bạn sẽ tồn tại được mấy ngày nữa? mấy tháng nữa? thậm chí là mấy năm nữa? Có bao giờ bạn đặt câu hỏi đó cho mình chưa? Nếu chưa, đọc tới khúc này các bạn hãy cho mình 3p để nghĩ về nó nhé.

Đã có 1 thời gian tôi cảm thấy sợ, nghĩ lại cảm thấy rùng mình, lúc đó mình chưa biết quản lý tài chính. Mình còn có thêm ham muốn để mình được làm công việc mình thích thì số tiền này sẽ duy trì trong bao lâu nữa. Mình thấy mình quá rủi ro. Lúc đó mình chỉ mới kinh doanh, thu nhập cũng từ việc kinh doanh, rất bấp bênh. Mình nhận ra nếu mình có khoản tiền dự trù cho tương lai thì mình không lo sợ gì cả. Nên mỗi tháng tôi đều trích ra 20% thu nhập để trả cho tương lai. Bạn có thể trích ra bao nhiêu % tùy khả năng nhé. Bạn làm sổ tiết kiệm hoặc 1 tài khoản riêng đều được. Mặc định mỗi tháng bao nhiêu tiền sẽ được trích vào. Có ít trích ít, có nhiều trích nhiều, đừng cực đoan quá nhé. Rồi bạn sẽ thấy điều bất ngờ.

Tư duy đúng về việc xử lý nợ 

Thời điểm đó bạn ấy gần như ám ảnh với kinh doanh và đầu tư, chỉ có những bạn đánh mất số tiền vài trăm triệu, vài tỉ sau 1 đêm mới hiểu cảm giác này.

Cho dù bạn có bị nợ, bạn cũng không quá sợ hãi. Hãy tư duy, mình còn sống là còn tất cả, hãy nhớ điều này. Chỉ cần bạn khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn thì chuyện gì cũng sẽ giải quyết được.

Sau khi trải qua tất cả, giờ ngẫm lại, có thể nhiều việc lúc đó tưởng như không thể vượt qua nhưng mình đã giải quyết được hết thì phải nên giờ có niềm tin rất lớn vào bản thân.

Bài toán tài chính là bài toán bạn cần phải test thử qua nhiều tháng, lúc đó hãy cố định khoảng % trích nhé.

Nếu bạn không học cách quản lý được tài chính thì sẽ khó mà thoát được nợ. 

icons8-exercise-96 chat-active-icon